Webflow là gì? Webflow được hiểu là một nền tảng thiết kế website ngày càng được ưa chuộng. Webflow có khả năng kết hợp giữa tính năng thiết kế trực quan và sức mạnh của mã nguồn, từ đó đã tạo nên một cuộc cách mạng trong cách xây dựng và quản lý website. Theo dõi bài viết tiếp theo của ATOZ Solutions để tìm hiểu chi tiết.
Webflow là gì?
Webflow là công cụ trực tuyến nhằm hỗ trợ thiết kế và điều hành trang web với các kỹ thuật tương đối mạnh mẽ. Webflow có khả năng cho phép người dùng dễ dàng tạo và quản lý một website cho riêng mình mà không cần phải dùng đến code.
Xem thêm:
- 10+ cách bảo mật website WordPress tránh khỏi hacker
- Cách đặt tên miền đẹp, chuẩn SEO, ấn tượng
- Website đa ngôn ngữ là gì? Hướng dẫn cách tạo website đa ngôn ngữ
Ưu và nhược điểm khi thiết kế web bằng Webflow
Ưu điểm
- Cung cấp rất nhiều thiết kế đẹp, hiện đại và linh hoạt, giúp bạn dễ dàng tuỳ chỉnh, theo phong cách và mục đích sử dụng.
- Giao diện người dùng mượt mà, với bảng điều khiển dễ thao tác giúp quản lý và thiết kế website thuận tiện.
- Tạo mã sạch, xuất web mượt mà sau khi hoàn thành thiết kế.
- Hỗ trợ sáng tạo thiết kế với những template có sẵn, cho phép bạn bắt đầu từ khung sườn có sẵn hoặc thiết kế từ đầu.
- Kiểm soát chi tiết những hiệu ứng động, phong cách trang web thông qua CSS và JS nâng cao.
- Tích hợp CMS giúp bạn dễ dàng tạo và quản lý nội dung động, như blog, bài giảng, bài nghiên cứu, …
Nhược điểm
- Khó dùng đối với những người chưa biết gì về thiết kế web.
- Tốn thời gian để phải làm quen với cơ cấu giá và những kế hoạch tài khoản.
- Giao diện chưa tương thích tốt với những trình duyệt Edge và Firefox.
- Yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận đặc biệt khi thiết kế website cho cửa hàng trực tuyến.
Tuy có những ưu điểm nổi bật, Webflow cũng không tránh khỏi một số hạn chế. Mặc dù vậy, nỗ lực phát triển của các nhà sáng tạo để công cụ này ngày càng hoàn thiện và linh hoạt hơn.
Xem thêm:
- Cách vào web bị chặn bằng điện thoại đơn giản và hiệu quả
- Đăng ký website lên các công cụ tìm kiếm cho người không chuyên
- Bật mí cách giữ chân khách hàng ở lại website không phải ai cũng biết
Hướng dẫn sử dụng Webflow
Vậy là chúng ta đã hiểu được webflow là gì và những ưu, nhược điểm của công cụ này. Phía bên dưới, ATOZ sẽ hướng dẫn thêm sử dụng Webflow:
Bước 1: Hiểu cách thức hoạt động và giao diện của Webflow
- Thanh điều hướng: Hiển thị cấu trúc trang web tổng quát, giống như những lớp trong công cụ thiết kế như Sketch hoặc Figma.
- Trang và cài đặt công cụ SEO: Dễ dàng thiết lập những chỉ số SEO cho từng trang.
- Trình quản lý tài sản: Quản lý và dùng những tài nguyên như hình ảnh, video, gif cho website.
- Bảng thiết kế: Tuỳ chỉnh các thành phần thiết kế như: thay đổi màu sắc, kích thước, bo góc các ảnh, …
- Cài đặt các phần tử: Tạo liên kết và điều hướng trang web với những phần tử nhỏ như nút, chữ, hình ảnh.
- Tạo hiệu ứng tương tác: Thêm hiệu ứng cho trang web để làm cho nó sinh động hơn.
- Điểm ngắt và kiểm tra trên các thiết bị khác nhau: Kiểm tra trang web trên những thiết bị như laptop, mobile, tablet để tối ưu hoá trải nghiệm người dùng.
- CMS: Quản lý và chỉnh sửa nội dung động như bài viết, sản phẩm.
- Cài đặt dự án: Quản lý các cài đặt của từng dự án.
- Trình chỉnh sửa: Truy cập lịch sử chỉnh sửa và mời người khác tham gia chỉnh sửa.
- Thanh tùy chỉnh nhanh: Cung cấp các thao tác cơ bản như hoàn tác, lưu lại, xuất bản dự án.
Bước 2: Tạo cấu trúc trang web
Cấu trúc phổ biến để xây dựng trang web đó là phương pháp như 5W1H (What, Why, When, Where, Who, How) hoặc 7Ps (Product, Price, Place, Promotion, People, Process, Physical Evidence) cho các ngành dịch vụ.
Bước 3: Thêm nội dung và bố cục trang web
Sử dụng những mẫu có sẵn và thao tác kéo thả để thêm nội dung và bố cục cho trang web của bạn.
Bước 4: Thêm hiệu ứng vào trang web
Thêm rất nhiều hiệu ứng để làm cho website thêm sinh động và thú vị hơn.
Bước 5: Kiểm tra website trên các thiết bị
Trước khi xuất bản, bạn cần phải kiểm tra giao diện trang web trên máy tính và điện thoại di động để đảm bảo nó hiển thị đúng và tối ưu trên các nền tảng khác nhau. Với những bước trên, bạn sẽ có thể thiết kế và tối ưu một trang web đẹp mắt và hiệu quả trên Webflow.
Xem thêm:
- Nên thiết kế web bằng WordPress hay code tay?
- Hướng dẫn quản trị website WordPress đơn giản và hiệu quả
- 8 dấu hiệu nhận biết website bị hack và cách xử lý nhanh nhất
Kết luận
Như vậy, chúng ta đã hiểu được webflow là gì? Đây một nền tảng thiết kế web trực quan, mạnh mẽ, cho phép bạn tạo ra những website đẹp mắt và chuyên nghiệp mà không cần kiến thức về lập trình. Với Webflow, bạn không chỉ là người sử dụng công cụ mà còn là một nhà thiết kế thực thụ. Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ để hiện thực hóa ý tưởng của mình, Webflow chắc chắn là một lựa chọn tuyệt vời.
- Hotline: 0968777215
- Email: info@atozsolutions.vn
- Kho website mẫu: https://atozsolutions.vn/shop/
- Fanpage: AtoZSolutionsTech