Subdomain là gì? Subdomain không phải là khái niệm mới đối với những ai đã từng quản lý và thiết kế website. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ lợi ích của subdomain là gì? Phân biệt domain và subdomain như thế nào cho đúng? … Vì vậy, ATOZ đã tổng hợp bài viết chia sẻ tất tần tật về Subdomain, cùng tìm hiểu nhé.
Subdomain là gì?
Subdomain là gì? Subdomain (tên miền phụ) là một phần bổ sung cho tên miền chính. Việc tạo ra subdomain nhằm điều hướng đến những phần khác nhau trên trang web chính của mình. Một tên miền chính có thể tạo ra rất nhiều subdomain khác nhau.
Xem thêm: Atozsolutions – Thiết Kế Website Cao Cấp Cho Doanh Nghiệp, Uy Tín, Chuẩn SEO
Lợi ích của subdomain là gì?
Vậy subdomain có lợi ích gì hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu bên dưới:
- Tiết kiệm chi phí: Subdomain không yêu cầu bạn phải đăng ký tên miền mới. Chính vì vậy, nó có thể giúp cho bạn tiết kiệm chi phí cho những doanh nghiệp hoặc cá nhân cần tạo nhiều trang web hay phân chia các phần của trang web chính.
- Tăng tính tổ chức: Subdomain giúp tổ chức trang web của bạn một cách rõ ràng và dễ hiểu. Điều này có thể giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin họ đang tìm kiếm.
- Tăng tính chuyên nghiệp: Subdomain có thể giúp cho trang web của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Ví dụ, bạn có thể dùng subdomain để tạo trang web dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp hoặc trang web dành cho một thị trường ngách cụ thể.
- Tăng tính bảo mật: Subdomain có thể giúp tăng tính bảo mật cho trang web của bạn. Ví dụ, bạn có thể dùng subdomain để tạo trang web dành cho quản trị viên, nơi mà bạn có thể lưu trữ thông tin nhạy cảm.
Xem thêm: Atozsolution – Dịch Vụ Quản Trị Website Giá Rẻ, Uy Tín
Sự khác nhau giữa Domain và Subdomain
Về sự khác nhau giữa Domain và Subdomain là gì? Theo dõi bảng bên dưới để hiểu rõ hơn về Domain và Subdomain:
Tính năng | Domain | Subdomain |
---|---|---|
Định nghĩa | Tên miền của trang web | Tên miền phụ của domain |
Cấu trúc | www.tên_trang_web.com | tên_subdomain.tên_trang_web.com |
Vai trò | Là địa chỉ duy nhất trên Internet nhằm truy cập vào trang web | Phân chia nội dung của domain chính thành các phần nhỏ hơn, hoặc để tạo những trang web riêng biệt trên cùng một máy chủ |
Tính độc lập | Hoàn toàn độc lập | Phụ thuộc vào domain chính |
Chi phí | Thường yêu cầu phải đăng ký tên miền phụ | Không yêu cầu đăng ký tên miền phụ |
Xem thêm: Thiết kế website bán hàng trực tuyến chuyên nghiệp
Một Domain chính có thể tạo ra bao nhiêu Subdomain?
Theo quy tắc, một domain chính có thể tạo ra vô số subdomain và không giới hạn về số lượng. Tuy nhiên, số lượng subdomain mà bạn có thể tạo ra phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ hosting hay quản lý tên miền mà bạn sử dụng.
Một số nhà cung cấp dịch vụ hosting hoặc quản lý tên miền có thể giới hạn số lượng subdomain mà bạn có thể tạo. Ví dụ, một số nhà cung cấp dịch vụ hosting miễn phí chỉ cho phép bạn tạo một số subdomain nhất định.
Nếu các bạn muốn tạo nhiều subdomain thì nên kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ hosting hay quản lý tên miền của mình để biết giới hạn số lượng subdomain mà bạn có thể tạo.
Khi nào nên sử dụng Subdomain?
Vậy thì khi nào chúng ta cần phải tạo ra Subdomain trên cùng một Domain chính? Phía bên dưới là một số những lý do mà ATOZ khuyên bạn nên sử dụng Subdomain:
- Doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới: Việc tạo ra một Subdomain sẽ dành cho nhóm đối tượng khách hàng không giống như khách hàng của website chính với những nội dung hoàn toàn độc lập.
- Hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu: Doanh nghiệp mong muốn xây dựng thương hiệu của mình đến với nhiều khách hàng. Dưới sự hỗ trợ của subdomain giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng, nâng cao hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.
Xem thêm: Hé lộ 10 công ty thiết kế website uy tín nhất tại TPHCM
Các lưu ý khi tạo Subdomain mà bạn cần biết
Bên dưới là một số lưu ý mà bạn cần nắm khi tạo Subdomain:
- Việc tạo ra một Subdomain hoàn toàn miễn phí
- Bạn có thể tạo không giới hạn số lượng Subdomain
- Mỗi Subdomain có thể hoạt động giống như một root domain
- Subdomain không thể dùng được nếu rootdomain gặp sự cố (hết hạn tên miền, hủy tên miền hay tên miền chính bị khóa)
- Bạn có thể tạo ra một bản ghi ” * ” nhằm mặc định nhận tất cả subdomain về cùng 1 IP.
- Khi bạn muốn dùng subdomain, bạn hãy add subdomain đó như 1 tên miền bình thường, điều này sẽ tạo ra thuận lợi trong quá trình sử dụng, đảm bảo an toàn hơn sử dụng tính năng “subdomain trên Hosting”
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu về subdomain là gì? ATOZ Solutions hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn trong việc thiết kế trang web chuyên nghiệp, bổ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy cmt bên dưới bài viết để được giải đáp bạn nhé!