Elementor là gì là thắc mắc của rất nhiều người khi thiết kế trang web. Elementor là một trong những plugin được dùng nhằm mục đích chỉnh sửa trang web kéo và thả phổ biến nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về Elementor, cùng tìm hiểu bạn nhé.
Elementor là gì?
Elementor là gì? Elementor vô cùng thân thuộc với các website WordPress. Đây là Plugin Page Builder drag-and-drop, có khả năng tạo trang WordPress một cách linh hoạt với Visual Editor. Với Elementor, bạn có thể thiết kế trang web một cách dễ dàng và thấy ngay những thay đổi một cách trực quan.
Ngay cả nếu bạn không có kiến thức về code, Elementor vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo để tạo nên trang web độc đáo và chuyên nghiệp cho riêng bạn.
Xem thêm: Atozsolutions – Thiết Kế Website Cao Cấp Cho Doanh Nghiệp, Uy Tín, Chuẩn SEO
Khi nào nên sử dụng Elementor Pro?
Elementor là lựa chọn lý tưởng nếu bạn không phải là nhà phát triển chuyên nghiệp nhưng vẫn muốn tạo ra một trang web chuyên nghiệp với giao diện đẹp mắt. Thay vì dùng trình chỉnh sửa WordPress và thực hiện các chỉnh sửa cơ bản như thêm văn bản và hình ảnh, Elementor giúp bạn tạo ra trang web một cách linh hoạt và mạnh mẽ hơn, mà không đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về lập trình.
Elementor cung cấp những tính năng linh hoạt với các hàng và cột, giúp bạn tạo bố cục trang web một cách nhanh chóng và thuận tiện. Đặc biệt, phiên bản Elementor Pro, bạn có khả năng tự do tạo Trang liên hệ, Trang chủ và trưng bày sản phẩm mà mình muốn. Phiên bản hỗ trợ bạn sáng tạo và cho phép bạn phác thảo ý tưởng của mình, xây dựng một trang web theo đúng yêu cầu của bạn.
Elementor là gì? Yêu cầu khi sử dụng Elementor Pro
Để sử dụng phiên bản Pro của Elementor, bạn cần tuân thủ các yêu cầu sau đây:
- Phiên bản WordPress mà bạn dùng phải là phiên bản 5.0 trở lên. Bởi vì Elementor chỉ tương thích và hoạt động đúng trên các phiên bản này.
- Nếu máy chủ của bạn đang chạy phiên bản PHP dưới 7, hãy liên hệ với nhà cung cấp để nâng cấp để tránh gặp sự cố về hiệu suất.
- Trang web của bạn cần phải có MySQL phiên bản 5.6 trở lên và MariaDB phiên bản 10.0 trở lên.
- Bộ nhớ của trang từ 128 MB trở lên, tốt nhất là 256 MB trở lên. Nếu bạn lưu trữ trên WordPress, bạn cần thêm SSL vào website của mình.
- Các trình duyệt chẳng hạn như Chrome, Firefox, Microsoft Edge, Safari, phải là phiên bản 79 trở lên.
- Elementor chỉ hỗ trợ trên máy tính, không hỗ trợ trên điện thoại hoặc máy tính bảng. Để đảm bảo hoạt động tốt, nên kích hoạt plugin PHP Zlib trên máy chủ của bạn.
Ưu nhược điểm của Elementor
Ưu điểm của Elementor
Elementor với nhiều tính năng nổi bật khiến cho công cụ này trở thành lựa chọn ưa thích của cộng đồng người dùng WordPress:
- Trình soạn thảo trực quan (Visual Page Builder): Visual Page Builder của Elementor mang đến một giao diện trực quan và dễ sử dụng. Người dùng có thể kéo và thả các phần tử (Widgets) trực tiếp lên trang và ngay lập tức thấy kết quả mà không cần giỏi lập trình.
- Thư viện Widgets đa dạng: Elementor đi kèm với đa dạng Widget cho phép bạn thêm vào trang web các phần tử như: văn bản, hình ảnh, video, biểu đồ tiến trình, bài viết liên quan, nút kết nối mạng xã hội, … Điều này giúp bạn linh hoạt trong việc tùy chỉnh trang web theo nhu cầu cụ thể của mình.
- Tích hợp với các chủ đề và Plugin: Elementor tương thích tốt với đa số các chủ đề WordPress phổ biến và dễ tích hợp với nhiều plugin bên ngoài. Chính vì vậy, bạn có thể mở rộng chức năng của trang web một cách dễ dàng.
- Chỉnh sửa trực tiếp trên trang: Bạn có thể chỉnh sửa trang web ngay trên trang, không cần phải vào trang quản trị WordPress.
- Xây dựng trang Web đáp ứng (Responsive): Elementor cho phép bạn thiết kế và kiểm tra trang web của mình trên nhiều thiết bị khác nhau. Trang web sau khi thiết kế hoạt động tốt ở máy tính, điện thoại di động và máy tính bảng. Đối với các website thương mại điện tử, Elementor tích hợp mạnh mẽ với WooCommerce, giúp bạn tạo cửa hàng trực tuyến đơn giản.
- Tốc độ và hiệu suất: Elementor được tối ưu hóa nhằm đảm bảo hoạt động nhanh chóng và mang lại hiệu suất tốt cho trang web. Với một cộng đồng lớn, Elementor cung cấp nhiều add-ons và tài liệu hướng dẫn hữu ích. Người dùng có thể nhanh chóng tìm kiếm giải pháp và hỗ trợ nếu gặp khó khăn từ cộng đồng.
- Phiên bản miễn phí và phiên bản Pro: Elementor cung cấp một phiên bản miễn phí với nhiều tính năng cơ bản. Còn phiên bản Pro sẽ có các tính năng mở rộng, chức năng tùy chỉnh và hỗ trợ ưu việt.
Xem thêm: Atozsolutions – Thiết Kế Website Giá Rẻ – Uy Tín – Chuẩn SEO
Hạn chế của Elementor
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, Elementor cũng có một số nhược điểm như:
- Elementor thích hợp với hầu hết các chủ đề WordPress, nhưng gặp khó khăn khi tích hợp với các chủ đề phức tạp.
- Phiên bản miễn phí của Elementor chỉ cung cấp các tính năng cơ bản. Bạn cần trả phí để nâng cấp.
- Khi bạn xây dựng trang web bằng Elementor, việc chuyển đổi sang một hệ thống quản lý nội dung (CMS) khác hoặc chủ đề WordPress sẽ gặp khó khăn.
- Elementor giúp đơn giản hóa quá trình thiết kế web, tuy nhiên, người dùng vẫn cần có kiến thức cơ bản về thiết kế web để tạo ra trang web hấp dẫn và chuyên nghiệp.
Cài đặt và cấu hình Elementor
Vậy là bạn đã biết được Elementor là gì? Dựa trên những tính năng vượt trội đã nêu trên, nhiều người muốn cài đặt Elementor ngay cho trang web của mình. Bên dưới là từng bước chi tiết cho cả phiên bản miễn phí và phiên bản có phí:
Cài đặt Elementor Free
Elementor là một plugin thông dụng nên quy trình cài đặt không có gì khác biệt. Bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn tiến hành đăng nhập vào giao diện quản trị của WordPress. Tiếp đó, bạn lựa chọn Plugin và Click vào mục cài mới.
- Bước 2: Tại thanh công cụ tìm kiếm, bạn nhập Elementor và chọn tiếp vào mục cài đặt
- Bước 3: Sau khi quá trình cài đặt hoàn thành, bạn nhấn vào mục Kích Hoạt là hoàn thành.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào trang chủ của Elementor để tải trực tiếp Plugin. Sau đó, bạn làm theo hướng dẫn để hoàn thành những bước cài đặt Elementor bản miễn phí.
Cài đặt Elementor Pro
Để cài đặt phiên bản Pro của Elementor, bạn cần thực hiện các bước sau. Trước tiên, bạn cài đặt phiên bản miễn phí của Elementor, sau đó mới tiến hành mua và cài đặt Elementor Pro. Sau khi mua gói phần mềm phù hợp, hệ thống sẽ cung cấp cho bạn một tài khoản riêng qua email.
Khi bạn đăng nhập vào trang web của Elementor, bạn sẽ thấy mục “Download Elementor Pro” cùng với License Key đi kèm. Lưu ý rằng đây là Key sẽ giúp bạn kích hoạt bản quyền bạn vừa mua. Hãy thực hiện theo các bước sau đây để hoàn tất quá trình cài đặt:
- Bước 1: Truy cập vào My.elementor.com và dùng thông tin đã được cấp để đăng nhập.
- Bước 2: Bạn vào phần tài khoản của tôi để tải Plugin bằng tệp .Zip về máy tính.
- Bước 3: Sau đó, truy cập vào trang WordPress để thêm và cài đặt Plugin vừa tải về.
- Bước 4: Khi đã cài đặt xong, bạn sẽ nhận được thông báo kích hoạt trên đầu bảng điều khiển.
- Bước 5: Bạn vào phần Elementor và chọn tiếp License, sau đó nhập License Key để kích hoạt Plugin.
- Bước 6: Tiếp theo Click vào Setting và chọn qua Tab General, sao đó là Click chọn Post & Page. Bước này có nghĩa là bạn cho phép Elementor hoạt động trên cả Page và bài Post.
- Bước 7: Cuối cùng chuyển sang Tab Integrations để bạn kết nối với dịch vụ bên thứ ba bằng API Key. Mục đích là để Elementor tự động kết nối danh bạ sẵn có khi bạn tạo Form thu thập Email.
Vậy bạn đã cài đặt xong, để hiểu rõ hơn tôi nghĩ bạn nên hiểu thêm cấu trúc Layout như sau:
- Section: Là khu vực làm việc trên trang và mỗi trang sẽ gồm nhiều Section khác nhau.
- Inner Section: Mỗi một Section, bạn có thể thêm nhiều mục con tuy nhiên nó không bắt buộc phải có.
- Cột: Phần cột này sẽ nằm trong các Section hoặc Inner Section và mỗi phần sẽ có thể có nhiều cột.
- Element: Trong mỗi cột lại có nhiều đối tượng nữa và đối tượng này có thể là văn bản, Icon, hình ảnh, Video,…
Xem thêm: PBN là gì? Cách Xây Dựng PBN Chất Lượng
Giá và bản quyền sử dụng Elementor
Elementor là gì? Bản quyền của Elementor bao gồm 4 loại. Dưới đây là những điểm khác nhau của từng loại mà bạn cần chú ý:
Gói miễn phí
- Bạn sẽ không phải mất bất kỳ chi phí nào để dùng phiên bản này.
- Bạn sẽ được dùng những thao tác kéo thả để thiết kế giao diện, nội dung của trang web.
- Ngoài ra, bạn còn được cung cấp hơn 40 Widgets và hơn 30 Templates cơ bản.
Gói Elementor Personal
- Có giá là 49 USD/ năm dùng cho 1 Website.
- Với hơn 300 mẫu, hơn 50 Widgets và 10 mẫu Template Website.
- Bạn sẽ được hỗ trợ và cập nhật các phiên bản mới miễn phí trong suốt một năm.
Gói Business
- Gói có giá là 99 USD/ năm dùng cho 3 Websites.
- Với hơn 300 Templates, hơn 50 Widgets và 10 mẫu Template trang web.
- Bạn sẽ được hỗ trợ và cập nhật những các phiên bản mới miễn phí trong suốt thời gian sử dụng.
Gói Unlimited
- Có giá là 199 USD/ năm dùng cho hơn 1000 Websites.
- Với hơn 300 Templates, hơn 50 Widgets và 10 mẫu Template Website.
- Bạn cũng sẽ được hỗ trợ và cập nhật những phiên bản mới miễn phí trong suốt 1 năm.
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn Elementor là gì? Cùng với đó là những cách cài đặt Elementor đúng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn trong thiết kế và quản trị trang web của mình. Nếu còn có thắc mắc, hãy liên hệ với ATOZ Solutions để được tư vấn nhé!